Đi tiểu ra máu cuối bãi có nguy hiểm không [Cảnh báo]

Đi tiểu ra máu cuối bãi là hiện tượng bất thường phổ biến mà rất nhiều người có thể gặp phải. Tình trạng này thường kèm theo triệu chứng tiểu buốt, tiểu khó khiến người bệnh sa sút về tinh thần và sức khỏe. Vậy đi tiểu ra máu phải làm sao? Những chia sẻ của các chuyên gia ngoại tiết niệu trong bài viết dưới đây sẽ giúp mọi người hiểu rõ hơn về vấn đề này.

Tìm hiểu hiện tượng đi tiểu ra máu cuối bãi là gì?

Đi tiểu ra máu cuối bãi là hiện tượng đi tiểu xong có máu chảy ra ở đoạn cuối của quá trình thải nước tiểu ra ngoài hoặc thấy nước tiểu ở cuối bãi đỏ hơn bình thường.

Các chuyên gia ngoại tiết niệu cho biết: Hiện tượng tiểu ra máu ở cuối bãi là do lượng hồng cầu lớn hơn nước tiểu. Tiểu ra máu có nhiều dạng khác nhau:

Đái ra máu đại thể: Trường hợp tiểu ra máu mà mắt thường cũng có thể thấy được, gọi là đái ra máu đại thể. Trường hợp này nước tiểu của người bệnh sẽ có màu đỏ, và đục hơn bình thường, có thể có máu cục, để lâu sẽ lắng cặn hồng cầu

Đái ra máu vi thể: Nếu người bệnh bị đái ra máu nhưng mắt thường không thấy được, phải làm xét nghiệm để xác định hoặc phát hiện khi thăm khám, gọi là đái ra máu vi thể.

Khi bị tiểu ra máu, người bệnh còn kèm theo các triệu chứng khác như:

  • Đi tiểu thấy đau buốt, nóng rát, tiết ra mủ có màu trắng.
  • Niệu đạo sưng đỏ, sưng đau vùng âm đạo và âm hộ, quan hệ tình dục thấy đau buốt.
  • Sốt cao, cơ thể mệt mỏi, buồn nôn,....

Để chắc chắn bản thân có bị mắc chứng tiểu ra máu không, người bệnh cần làm xét nghiệm nước tiểu nhằm xác định máu chảy theo nước tiểu ra ngoài là từ đâu. Một vài bệnh lý về máu sẽ có máu ở đầu bãi, hoặc giữa bãi nước tiểu nhưng người bệnh không phát hiện ra, đến cuối bãi nước tiểu có máu đỏ hơn mới nghi ngờ và thăm khám.

Đi tiểu ra máu tươi hay đi tiểu ra máu cục đều là biểu hiện của các bệnh lý nguy hiểm.  Do đó, hiện tượng tiểu ra máu cuối bãi có thể xảy ra ở mọi độ tuổi, cả nam và nữ đều có thể gặp phải tình trạng này.

Khi bị tiểu ra máu, người bệnh thường có các triệu chứng kèm theo như: Tiểu buốt, nước tiểu sẽ có màu hồng nhạt, màu đỏ hoặc màu vàng nâu.

Nguyên nhân gây đi tiểu ra máu cuối bãi là gì?

Các chuyên gia y tế cho biết: Nếu tình trạng đi tiểu ra máu lẫn trong nước tiểu là do tổn thương ở niệu đạo gây ra thì tình trạng tiểu ra máu cuối bãi có thể là do các tổn thương ở bàng quang gây ra. Các bệnh lý về bàng quang thường gặp như:

  • Viêm bàng quang

Viêm bàng quang là bệnh lý phổ biến do nhiễm khuẩn cấp tính ở bộ phận này hoặc một số nguyên nhân khác gây nên.

Khi bị viêm bàng quang do nhiễm khuẩn, người bệnh sẽ thấy xuất hiện các triệu chứng lâm sàng như tiểu ra máu, đi tiểu ra máu cuối bãi thậm chí còn kèm theo cả mủ. Nếu làm xét nghiệm sẽ thấy trong nước tiểu có xác bạch cầu và vi khuẩn.

Ngoài ra một số trường hợp bị tiểu ra máu là do sỏi bàng quang gây nên. Bệnh viêm bàng quang thường xảy ra ở nữ giới nhiều nam giới.

Khi bị bệnh viêm bàng quang, người bệnh cần được thăm khám và điều trị sớm, tránh nguy cơ bệnh chuyển sang giai đoạn mãn tính, bệnh chuyển nặng có thể gây viêm nhiễm ngược dòng lên thận gây viêm thận, nhiễm trùng máu…

  • U bàng quang

U bàng quang là 1 loại bệnh ung thư, do tình trạng viêm nhiễm kéo dài tạo điều kiện cho các tế bào ác tính chuyển tiếp phát triển thành và trường hợp này chiếm đến 90% số ca bị ung thư bàng quang.

Các nguyên nhân gây u bàng quang có thể là do bị lao, nhiễm tia bức xạ, ký sinh trùng, tiếp xúc với hóa chất, tế bào bàng quang đột biến…

Khi bị u bàng quang người bệnh sẽ thấy có triệu chứng: tiểu ra máu thành từng đợt,  cơ thể mệt mỏi, chán ăn, sức khỏe sa sút, tiểu ra máu cuối bãi hoặc toàn bãi, đau buốt khi đi tiểu, tiểu rắt, tiểu khó…

Bệnh ung thư bàng quang rất nguy hiểm, có thể đe dọa đến tính mạng của người bệnh. Do đó cần điều trị bằng phác đồ riêng.

  • Schistosoma bàng quang

Schistosoma hay còn gọi là bệnh sán mang, sốt ốc…do một loại ký sinh trùng sống trong nước ngọt tấn công và xâm nhập đến tĩnh mạch bàng quang của người bệnh.

Khi xâm nhập vào bàng quang, sán Schistosoma ký sinh và phát triển tại đây khiến tĩnh mạch bàng quang bị tắc, vôi hóa các thành vách của cơ quan này.

Để xác định được bệnh này, người bệnh cần phải tiến hành soi bàng quang và tìm ký sinh Schistosoma trong máu. Hiện nay, căn bệnh này rất hiếm gặp ở nước ta.

Ngoài ra, tình trạng tiểu ra máu ở cuối bãi còn do mắc các bệnh lý về tuyến tiền liệt như: viêm tuyến tiền liệt,  u xơ tuyến tiền liệt, ung thư tuyến tiền liệt…Các bệnh lý ở thận như: sỏi thận, viêm cầu thận, lao thận, ung thư thận....Bệnh lý ở niệu đạo, bàng quang như: Viêm niệu đạo, sỏi niệu đạo, viêm bàng quang, ung thư bàng quang.

Các bệnh toàn thân: bạch cầu cấp và mạn tính, bệnh máu đông có thể gây đái ra máu.

Tiểu ra máu ở cuối bãi có nguy hiểm không?

Đi tiểu là một hoạt động sinh lý bình thường của cơ thể để đưa nước thải ra ngoài qua đường tiểu. Các trạng thái bình thường của nước tiểu được coi là công cụ để đánh giá tình trạng sức khỏe của cơ thể.

Khi bị đi tiểu ra máu cuối bãi là hiện tượng bất thường chứng tỏ sức khỏe cũng như hệ bài tiết trong cơ thể của bạn đang mắc một số bệnh lý nguy hiểm như: nhiễm trùng đường tiểu, bệnh lý về thận, viêm bàng quang, ung thư bàng quang, viêm tuyến tiền liệt, ung thư tuyến tiền liệt ở nam giới, sỏi đường tiết niệu, viêm cầu thận…

Ngoài ra, hiện tượng tiểu ra máu kéo dài sẽ khiến người bệnh rơi vào tình trạng mất máu, thiếu máu trầm trọng, có thể khiến cơ thể bị suy nhược, đau đầu, hoa mắt, chóng mặt…

Các chuyên gia ngoại tiết niệu khuyến cáo mọi người khi có triệu chứng của bệnh tiểu ra máu thì cần đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa uy tín để kiểm tra và thăm khám, chữa trị kịp thời, tránh để bệnh kéo dài dẫn đến những biến chứng nguy hiểm đe dọa sức khỏe và tính mạng của bản thân.

Người bệnh nên làm gì khi bị đi tiểu ra máu cuối bãi

Tình trạng đi tiểu ra máu ở cuối bãi đôi khi không có các dấu hiệu biểu hiện như đau rát hay khó chịu. Do đó, nhiều người thường chủ quan bỏ qua và không chịu đi khám khiến bệnh có cơ hội phát triển nặng hơn.

Theo các bác sĩ chuyên khoa của phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng, khi thấy có dấu hiệu tiểu ra máu, cho dù không có cảm giác đau rát khó chịu, người bệnh cũng cần thăm khám vì đây là triệu chứng cảnh báo sớm của nhiều bệnh lý nguy hiểm.

Theo thống kê, có khoảng 35% bệnh nhân được chẩn đoán bị ung thư bàng quang khi có dấu hiệu đái ra máu. Mặc dù đa phần những khối u này đều được xác định là lành tính, nhưng tốt nhất bạn cũng không nên bỏ qua.

Khi đến cơ sở y tế thăm khám các bác sĩ sẽ kiểm tra và yêu cầu bệnh nhân làm xét nghiệm nước tiểu chuyên sâu.

Nếu tình trạng đi tiểu ra máu cuối bãi ở giai đoạn nhẹ, bệnh nhân sẽ cần được làm các xét nghiệm sinh hóa cụ thể hơn để xác định sự có mặt của hồng cầu trong máu.

Đối với trường hợp bệnh nhân ở giai đoạn nặng, hiện tượng máu lẫn trong nước tiểu nhiều hơn, có thể quan sát bằng mắt thường, nước tiểu có màu đỏ hoặc phát hiện có máu ở đầu hay cuối bãi nước tiểu.

Sau khi có kết quả thăm khám, tùy từng trường hợp bệnh đi đái ra máu nặng hay nhẹ mà các bác sĩ sẽ tiến hành điều trị theo phác đồ phù hợp nhất, người bệnh tuyệt đối không được tự ý chữa trị tại nhà.

Nếu bị tiểu ra máu do viêm bàng quang hoặc các bệnh lý liên quan thì người bệnh sẽ được chỉ định dùng kháng sinh tây y chuyên khoa (thuốc uống, thuốc tiêm) nhằm loại bỏ tác nhân gây viêm nhiễm, tiêu viêm kháng khuẩn kết hợp với phương pháp vật lý trị liệu như sóng hồng ngoại, viba, sóng ngắn chủ yếu tăng cường tuần hoàn máu cụ bộ, nâng cao khả năng hấp thụ thuốc, đạt hiệu quả tiêu viêm diệt khuẩn tốt nhất.

Nếu trường hợp u bàng quang sẽ phải điều trị theo phương pháp riêng.

Ngoài ra, người bệnh còn được chỉ định dùng thêm thuốc Đông y để tăng sức đề kháng, giải độc mát gan, lợi tiểu, ức chế các tế bào ung thư và hạn chế tác dụng phụ của thuốc tây, giúp cơ thể nhanh hồi phục, đồng thời ngăn ngừa bệnh tái phát. Bên cạnh đó, để việc điều trị tiểu ra máu đạt hiệu quả mong muốn, trong quá trình điều trị mọi người cần chú ý các vấn đề sau:

  • Giữ vệ sinh cơ quan sinh dục sạch sẽ, đặc biệt là trước và sau khi quan hệ tình dục
  • Có chế độ ăn uống khoa học, đầy đủ dinh dưỡng, ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi bổ sung vitamin và chất xơ tăng cường sức đề kháng và khả năng miễn dịch cho cơ thể.
  • Uống các loại nước lợi tiểu như nước râu ngô, rau má, bông lá đề, lá diếp cá giúp cơ thể đào thải độc tố tốt hơn.
  • Thường xuyên luyện tập thể thao để có cơ thể khỏe mạnh, chống lại bệnh tật.

Để có thể chữa bệnh dứt điểm, nhanh chóng, người bệnh nên đi khám càng sớm càng tốt tại các cơ sở y tế chuyên khoa uy tín, tránh để bệnh lâu kéo dài sẽ dẫn đến biến chứng nặng hơn và việc điều trị bệnh cũng sẽ tốn kém thời gian và chi phí chữa bệnh, phức tạp hơn.

Trên đây là những thông tin cụ thể về bệnh đi tiểu ra máu cuối bãi. Hy vọng qua bài viết này, mọi người sẽ có thêm những kiến thức và hiểu biết cơ bản về bệnh tiểu ra máu đề có cách phòng và điều trị bệnh về đường tiết niệu một cách hiệu quả.

Để được hỗ trợ thêm, mọi người có thể gọi đến số 0243.9656.999 các bác sĩ sẽ thăm khám, tư vấn và hỗ trợ cho bạn.